Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Nam Phi lật lại vụ hỏa hoạn kinh hoàng, hé lộ sự thật chấn động
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tâm lý - Xã hội
Những đứa trẻ tuyệt vọng
“Bác sĩ ơi, con muốn chết”, nhận được tin nhắn, tôi vội vàng xin lỗi bệnh nhân đang khám để gọi điện thoại cho người vừa gửi.

Em là một bệnh nhân vừa khám lần đầu vì trầm cảm. "Con thấy mình không còn thích sống nữa, chỉ muốn nằm xuống và ‘đi’ luôn", "Con là kẻ thất bại nên không ai muốn chơi với con, cả người thân cũng không ai ủng hộ con", "Con là kẻ bỏ đi, con không còn ham thích điều gì trên đời này hết"... Cứ như vậy, trong nước mắt, em lặp đi lặp lại những câu có ý nghĩa tương tự. Tôi kiên nhẫn lắng nghe, thỉnh thoảng đặt một câu hỏi để cháu tiếp tục nói về những cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.



Một lúc lâu sau, khi cảm xúc của em dần ổn định, bình tĩnh hơn, tôi nhanh chóng đặt cho em cuộc hẹn vào sáng thứ bảy hôm sau, ngày tôi thường dành riêng cho gia đình. Tôi hỏi thêm vài câu để chắc chắn về nguy cơ tự tử của em, dặn lại một lần nữa là cứ gọi bất kỳ lúc nào em cần, và nếu như tôi chưa trả lời thì hãy nhắn tin. Tôi cũng nhờ em chuyển điện thoại cho mẹ để nói về tình trạng của cháu.



M., nữ, 14 tuổi, nhập khoa hồi sức với chẩn đoán "ngộ độc thuốc", được đăng ký khám tâm lý. Em còn mê nên chỉ gặp được ba và mẹ. Em đi học, buồn bã cả tuần nhưng ba mẹ không để ý vì bận đi làm. Người cha bảo có "la vài tiếng" vì chuyện em bỏ ăn, học kém, "vậy mà, không ngờ". Em nằm viện ba ngày thì khỏe, được chuyển lên khoa thường và được khám tâm lý lần đầu. Em ủ dột, chưa thổ lộ nhiều về chuyện của mình nhưng đã chủ động yêu cầu đặt lịch hẹn tiếp với tôi.



Nhưng hai hôm sau, hai ba con cùng xuống để hủy hẹn vì được xuất viện. Dù được thuyết phục, tạo điều kiện thuận lợi để em được tiếp tục tái khám, nhưng người cha vẫn hờ hững, nói: "Bác sĩ thông cảm, nhà em xa, hai vợ chồng đều rất bận nên không tái khám cho nó được". Không thuyết phục được, tôi đành xin phép người cha cho con được giữ số điện thoại để có thể liên lạc với tôi khi cần.



Thống kê tại Mỹ chỉ ra cứ khoảng 30 trẻ ở độ tuổi từ 3 đến 17 thì có một trẻ mắc trầm cảm. Tình trạng trầm cảm nặng thường kèm theo những ý tưởng và hành vi tự sát. Ở trẻ vị thành niên, trung bình khoảng 53 học sinh tuổi trung học thì có một trẻ tự sát, phải nhập viện để điều trị. Tự sát là nguyên nhân gây chết đứng thứ hai trong nhóm trẻ vị thành niên. Khoảng 100 người mắc trầm cảm thì có 40 người tái phát. Những người đã tự sát ít nhất một lần sẽ có nguy cơ tiếp tục làm lại trong tương lai cao hơn những người chưa từng tự sát.



Tại Việt Nam, một nghiên cứu ở học sinh học cấp hai cho thấy tỷ lệ có biểu hiện trầm cảm chiếm 41%, trong nhóm này 26% có ý định tự sát và gần 4% đã từng tự sát ít nhất một lần. Yếu tố nguy cơ liên quan đến trầm cảm là sự bạo hành tinh thần và thể chất trong gia đình và căng thẳng trong việc học tập. Nếu dựa vào thống kê từ các bệnh viện, số lượng người tự sát có thể sẽ không nhiều vì bệnh nhân thường có chẩn đoán khác kiểu như ngộ độc hay tai nạn. Bảo hiểm y tế sẽ không thanh toán cho những trường hợp tự sát, dù nó là hậu quả của một tình trạng bệnh hoặc sang chấn tâm lý.



Ở độ tuổi vị thành niên, giai đoạn chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành, có rất nhiều sự thay đổi về thể chất, nhận thức, cảm xúc, xã hội và tâm lý. Những thay đổi thường làm cho trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc tự điều chỉnh để thích nghi trong học tập, trong mối quan hệ với mọi người và những vấn đề khác trong cuộc sống. Những thay đổi, khó khăn trong khả năng thích nghi là yếu tố có thể dẫn đến những rối loạn tâm thần và làm tăng nguy cơ tự sát ở trẻ vị thành niên. Bên cạnh đó, tư duy muốn con phải nghe lời ba mẹ tuyệt đối của nhiều cha mẹ Việt dễ gặp phải sự chống đối ở trẻ vị thành niên.



Còn với những trẻ không chống đối, sự dồn nén tâm lý lâu ngày có thể đưa đến những hành vi phản ứng không ngờ. Một số trẻ tự sát vì trầm cảm, một số khác tự sát vì "giận cha mẹ", một số vì lo lắng không đáp ứng được yêu cầu của việc học tập, kỳ vọng của người khác.



Khi con gặp vấn đề, những phản ứng chối bỏ của phụ huynh, kiểu như "chuyện nhỏ vậy cũng lo, cũng buồn", hoặc ậm ừ cho qua chuyện. Hoặc trò chuyện với thái độ "bắt lỗi" hoặc bắt con phục tùng kiểu như "Tại sao con làm như vậy?", "phải làm như vầy" đều có nguy cơ làm nặng thêm vấn đề, tăng thêm mâu thuẫn giữa con và cha mẹ.



Trò chuyện với con, lắng nghe con không phán xét là một trong những kỹ năng có thể giúp phụ huynh hỗ trợ con mình vượt qua những khó khăn tâm lý và phòng ngừa được nguy cơ tự sát. Chấp nhận cảm xúc của con là một khởi đầu tốt. "Hình như con đang buồn phải không?", "Con có thể kể để ba, mẹ biết thêm và mình cùng bàn cách không?", đặt những câu hỏi mang tính hỗ trợ nhưng tôn trọng trẻ. Đặt những câu hỏi giúp con tự suy nghĩ ra giải pháp: "Theo con thì con nên làm gì để...?", "Con nghĩ còn cách nào nữa không?"; giúp con tự nhận ra những kết quả của những cách giải quyết đó: "Nếu mình làm theo cách này, theo con, chuyện gì sẽ xảy ra?". Hay khéo léo đưa vào giải pháp dựa trên kinh nghiệm của mình: "Ý của mẹ là vậy, con nghĩ sao?". Và cuối cùng, tạo cho con có cảm giác con là người đã đưa ra quyết định cho bản thân mình.



Tôi đã mất hẳn liên lạc với gia đình M. nhưng thỉnh thoảng vẫn băn khoăn. Biết bao nhiêu công sức của những đồng nghiệp ở khoa hồi sức đã cứu sống đứa trẻ, để rồi em được trả về xã hội với nguy cơ tự sát trong tương lai? Biết bao nhiêu công sức cha mẹ bỏ ra để nuôi con đến tuổi 14, và rồi để em tiếp tục sống trong một nguy cơ mà những công lao ấy sẽ mất trắng?



Còn ở trường hợp đầu tiên, được ba mẹ hiểu và hỗ trợ, cháu cải thiện nhanh chóng sau vài tuần và ngưng hẳn điều trị sau 6 tháng. "Trước khi gặp bác sĩ, chưa từng có ai đủ kiên nhẫn ngồi lắng nghe con lâu như vậy", tôi nhớ mãi lời em.

DanQuyen.com (Theo Phạm Minh Triết)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Cửa hàng view núi Phú Sĩ xin lỗi vì khách 'sống ảo' (07-05-2024)
    Nam công nhân đào được cục vàng nguyên khối trị giá hơn 10 tỷ đồng (03-05-2024)
    Tại sao nhiều người cho rằng không nên ghép 2 nải chuối để thắp hương? (23-04-2024)
    MC Thảo Vân gặp tai nạn giao thông trong lúc cầm lái xe ô tô (19-04-2024)
    Mang 4kg vàng ra ngân hàng bán, người phụ nữ bất ngờ bị cảnh sát điều tra: Chân tướng vụ án trộm cắp 3 năm trước được vạch trần (12-04-2024)
    Xin tinh trùng để làm mẹ đơn thân (12-04-2024)
    Người nước ngoài rời khỏi hiện trường sau khi tông chết người (04-04-2024)
    Đàn bà sướng hay khổ chỉ cần nhìn 4 điểm này, không phải nhan sắc (31-03-2024)
    Bạn gái cũ của Elon Musk có tình mới (24-03-2024)
    Nhan sắc vạn người mê của cô gái có tướng 'vượng phu' đang nổi rần rần trên mạng xã hội (23-03-2024)
    Người phụ nữ bị bắt vì đổ xăng miễn phí suốt 6 tháng (17-03-2024)
    Bí mật trong tủ quần áo của người đàn bà tố chồng theo nhân tình: Phát hiện kinh hoàng (15-03-2024)
    Đẩy cửa nhà tắm, tôi lặng người khi thấy thân thể không trọn vẹn của vợ và giờ đã hiểu lý do cô ấy luôn thiếu tự tin đến thế (14-03-2024)
    Chấp nhận đi nhặt rác và ăn đồ thừa để dành tiền cho con đi du học, cụ ông tan nát cõi lòng với câu nói của cô con gái (09-03-2024)
    Cụ ông 80 tuổi vẫn lang thang đi nhặt rác, số tài sản 'khủng' trong tay khiến ai cũng giật mình (08-03-2024)
    Vợ mang bó hoa 8/3 về, chồng ghen tuông rồi xấu hổ khi biết nguồn gốc (07-03-2024)
    Những thứ không nên nhặt ngoài đường mang về nhà kẻo vận xui đeo bám, mang họa vào thân (06-03-2024)
    4 mẹo làm sạch mùi hôi và nhớt của khăn mặt khi dùng lâu (04-03-2024)
    Anh trai tôi cầu hôn bạn gái giữa đám đông nhưng không ngờ lại nhận về 2 cái tát (27-02-2024)
    Hùng hổ gọi anh trai về cùng để bắt quả tang chị dâu làm chuyện khuất tất, nhưng khi cánh cửa mở ra, người xấu hổ lại là tôi (26-02-2024)

Các bài viết cũ:
    'Chính tôi viết: Có điên mới ăn đồ Trung Quốc' (22-10-2019)
    Nobel hòa bình 2019 gọi tên Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed (11-10-2019)
    Tranh cãi xung quanh việc cơ quan y tế sản xuất thuốc dành cho một bệnh nhân (10-10-2019)
    Thủ tướng Nhật 'lội ngược dòng': Đừng xem nhựa là kẻ thù! (07-10-2019)
    Lời hứa thương hiệu Việt (29-09-2019)
    Carrie Lam yêu cầu người biểu tình không phá cuộc đối thoại đầu tiên (24-09-2019)
    Đường tắt đưa con nhà giàu Trung Quốc vào đại học Mỹ (15-09-2019)
    Hàng trăm thanh thiếu niên châu Á tự tử mỗi năm vì áp lực của người lớn (11-09-2019)
    'Miền đất hứa' mới của thanh niên Trung Quốc (01-09-2019)
    Ngôi làng chỉ toàn người già tại Nhật Bản (24-08-2019)
    Bang đông dân nhất Úc ngừng dạy tiếng Quan Thoại ở 13 trường công (23-08-2019)
    Gánh nặng xã hội từ giấc mơ Mỹ (16-08-2019)
    Giáo viên nước ngoài ở Trung Quốc sợ bị bắt giữ, trục xuất (13-08-2019)
    'Trung Quốc đang hủy diệt hệ sinh thái đa dạng của châu Phi' (12-08-2019)
    Cái vườn nhỏ xíu của mẹ ở ban công (11-08-2019)
    Trung Quốc kêu gọi Mỹ ‘ngừng thông đồng’ với phe ly khai Hong Kong (07-08-2019)
    Những cánh rừng Nga oằn mình trước cơn khát gỗ của Trung Quốc (04-08-2019)
    Thủ khoa ĐH Y dược TP.HCM: Có những điều con trẻ không bao giờ kể... (02-08-2019)
    Hàn Quốc tẩy chay hàng Nhật: Ngọn lửa dân tộc bùng phát (29-07-2019)
    Phụ nữ nghèo Ấn Độ chấp nhận cắt tử cung để đi làm thuê (23-07-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152920647.